5 BƯỚC ĐỂ XÂY DỰNG GIỌNG ĐIỆU CHO CONTENT

Khi xây dựng thương hiệu, người ta thường chú ý nhiều đến hình ảnh, logo, màu sắc chủ đạo, bộ nhận diện thương hiệu,… Vậy trong content, khi bắt tay vào xây dựng chiến chiến lược nội dung, điều gì sẽ giúp khách hàng ấn tượng đối với content của doanh nghiệp mình, không bị hòa lẫn trong đám đông content của các đối thủ khác?
Tone of voice (giọng điệu) trong sáng tạo nội dung chính là mấu chốt quan trọng để tạo nên điểm khác biệt và tạo ấn tượng hiệu quả đối với khách hàng tiềm năng và tăng cơ hội giữ chân khách hàng ở lại gắn bó với nội dung, với thương hiệu.

1/ Giọng điệu trong content là gì?
Tone of voice trong content xuất phát từ định nghĩa Brand Voice – tiếng nói đại diện cho nhãn hàng, tone of voice trong sáng tạo nội dung sẽ kế thừa những đặc điểm của brand voice để áp dụng vào sáng tạo nội dung và cho ra đời những nội dung với mang đậm dấu ấn riêng biệt của thương hiệu và giúp tạo dựng cá tính cho thương hiệu, tạo ấn tượng của thương hiệu đối với khách hàng tiềm năng. Tông giọng trong nội dung giúp định hình nên tính cách của thương hiệu để cá nhân hóa thương hiệu, doanh nghiệp, giúp chúng đến gần hơn với khách hàng mục tiêu.

2/ Vai trò của giọng điệu trong sáng tạo nội dung
Trong thị trường marketing đông đúc và bùng nổ “dân số” từng giờ, bên cạnh những đầu tư về hình ảnh, bộ nhận diện thương hiệu, giọng điệu của nội dung sẽ giúp các thông tin của doanh nghiệp trở nên nổi bật, cuốn hút và thống nhất hơn. Khi content có màu sắc riêng, đầy độc đáo sẽ tạo chuyển đổi hiệu quả và góp phần không nhỏ vào quá trình xây dựng thương hiệu.
Giọng điệu giúp cho các nội dung được truyền tải một cách có hồn hơn, không bị gò bó trong những câu chữ khô khan, những lý lẽ chán ngắt. Từ đó góp phần định hình nên tính cách của thương hiệu, giúp cho thương hiệu trở nên gần gũi hơn, dễ đọng lại hơn đối với khách hàng mục tiêu, người tiêu dùng.
Khách hàng tiềm năng là con người, mà con người trong sâu thẳm luôn cần được kết nối, cần được quan tâm, thấu hiểu. Khi lập nên những chiến lược marketing bài bản cho doanh nghiệp xuất phát từ các insight, một giọng điệu phù hợp với thương hiệu và khách hàng mục tiêu để truyền tải insight đó sẽ tạo nên hiệu quả vô cùng.

3/ Các bước xây dựng giọng điệu trong content
Để tạo ra giọng điệu phù hợp cho nội dung, cần xác định được nội dung xuất bản cho ai và thông điệp muốn hướng đến là gì. Chẳng hạn như: hài hước, chân thành, cá tinh,… Với 5 bước sau đây, DG Media sẽ giúp cho doanh nghiệp của bạn xác định được tông giọng phù hợp:
Bước 1: Đánh giá lại giọng điệu hiện tại của các content
Nếu doanh nghiệp của bạn không phải là doanh nghiệp mới thành lập thì cần thống kê lại những nội dung đã sản xuất để nhận xét về tông giọng hiện tại trên các nền tảng: trang web, blog, sách điện tử, sách trắng và bất kỳ thứ gì khác thuộc các nội dung content marketing,… để xác định xem nội dung có những điểm tương đồng nào và đó có phải là hướng đi phù hợp cho doanh nghiệp và có giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với khách hàng hay không.
Sau khi đã xác định được, cần khách quan quyết định xem:
Yếu tố nào doanh nghiệp nên giữ lại.
Nên bỏ đi yếu tố nào.
Những định hình trước tiên về tông giọng trong tương lai muốn hướng đến: ngôn ngữ, ngôi xưng,…

Bước 2: Xác định các thuộc tính của giọng điệu muốn xây dựng
Thuộc tính là đặc điểm và là ý nghĩa của của tông giọng thương hiệu. Tông giọng thương hiệu phải có ít nhất 3 thuộc tính, và sẽ là kim chỉ nam cho tất cả nội dung, cho dù đó là tài liệu quảng cáo sản phẩm, sách điện tử hay bài đăng trên mạng xã hội. Hãy xác định rõ ràng và định hình những thuộc tính và phong cách phù hợp với tông giọng nội dung.
Ví dụ: doanh nghiệp xác định thuộc tính của nội dung là “gần gũi, dễ tiếp cận”, các phong cách liên quan gồm:
Ngôn ngữ đơn giản
Sử dụng tính từ với mục đích cụ thể, không phải cho có
Viết câu ngắn để nội dung được quét dễ dàng hơn
Chỉ sử dụng ngôn ngữ chuyên môn khi quá quan trọng và cố gắng giải thích những từ ngữ đó theo cách dễ hiểu
Ngắn gọn, chính xác
Sử dụng các câu rút gọn

Bước 3: Áp dụng giọng điệu vào sáng tạo nội dung
Dựa trên các thuộc tính của tông giọng thương hiệu và danh sách việc nên và không nên làm, bạn sẽ có cái nhìn tổng quan về những từ nên sử dụng và những từ cần tránh, thiết lập các quy tắc ngữ pháp, cân nhắc về cấu trúc và ngôn ngữ.
Ví dụ: Thuộc tính “chuyên nghiệp”: Sử dụng các động từ mạnh, rõ ràng, dứt khoát. Tránh những nội dung “làm nóng” không đáng kể, tránh dùng những dạng bị động.
Ví dụ: Thuộc tính “chân thực”: sử dụng từ ngữ chắc chắn, giọng điệu dứt khoát, nắm chắc các vấn đề một cách tường tận và tránh sử dụng các thuật ngữ chuyên ngành quá nhiều, không hứa hẹn quá đà, không nói quá về sản phẩm/ dịch vụ.

Bước 4: Củng cố giọng điệu cho các nội dung
Sau khi đã áp dụng những thuộc tính và phong cách liên quan cho nội dung, doanh nghiệp nên áp dụng ngay vào thực tiễn quá trình sản xuất nội dung. Đồng thời cần đảm bảo rằng những nội dung được xuất bản từ giờ cần được nhất quán theo các thuộc tính đã xác định trước đó để tạo sự nhất quán trong giọng điệu. Duy trì tông giọng trong các nội dung, trong cách giao tiếp với khách hàng tiềm năng, trong những tương tác trên những nền tảng mạng để củng cố giọng điệu và tăng độ gần gũi, quen thuộc cho doanh nghiệp.

Bước 5: Điều chỉnh tông giọng khi có những thay đổi trong doanh nghiệp, thương hiệu.
Tông giọng thương hiệu không phải là thứ bất biến mà phụ thuộc nhiều vào các thay đổi trong thị trường, đối thủ mới xuất hiện, các thay đổi của bản thân doanh nghiệp về đối tượng khách hàng mục tiêu, các chiến lược phát triển, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, sự phát triển của thương hiệu ở từng giai đoạn,… Vì vậy, doanh nghiệp cần xem xét và có những chỉnh sửa bổ sung phù hợp với xu hướng người tiêu dùng, khách hàng mục tiêu để đưa ra những sản phẩm nội dung chất lượng, phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu nhất.

Ví dụ: Bitis Hunter nổi tiếng với các nội dung hướng đến đối tượng khách hàng mục tiêu là sinh viên, học sinh. Tông giọng gần gũi, chân thực đã trở thành điểm sáng giúp cho các nội dung. Thời gian trôi đi, khách hàng của Biti’s trưởng thành hơn và tông giọng trong nội dung Bitis truyền tải cũng thay đổi bằng tông giọng sâu lắng hơn, trân trọng gia trị tinh thần, những hoài niệm về quá khứ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *