7 BƯỚC XÂY DỰNG CHIẾC LƯỢC SOCIAL MEDIA THÀNH CÔNG

Mạng xã hội là một kênh trực tuyến giúp doanh nghiệp phát triển thương hiệu và thúc đẩy doanh số hiệu quả, nhanh chóng. Tuy nhiên, để chủ động trong quá trình chinh phục khách hàng mục tiêu và mở rộng ảnh hưởng trong các nền tảng mạng xã hội cần xây dựng chiến lược bài bản, chi tiết. Luôn đồng hành và mang đến cho doanh nghiệp những giải pháp marketing hiệu quả với chi phí tối ưu, DG Media sẽ chia sẻ 7 bước để lập chiến lược Social Media Marketing hiệu quả.

1/ Chiếc lược Social Media Marketing là gì
Social Media Marketing (SMM) là tập hợp các chiến lược, kế hoạch Marketing nhắm đến việc tương tác xã hội giữa người dùng qua platform mạng xã hội. Mục đích cuối cùng là tạo ra các nội dung có ích để người dùng chia sẻ qua mạng xã hội.
Social media marketing có 6 loại hình phổ biến hiện nay:
Social Networks: là một hình thức dựa trên các website mang tính xã hội, như Facebook, Linkedin,… tạo điều kiện cho người dùng kết nối và chia sẻ sở thích với nhau mọi lúc, mọi nơi.
Social News: là hình thức marketing dựa trên những websites mang tính chất cung cấp tin tức về xã hội, giải trí, hay về một lĩnh vực chuyên biệt. Hình thức tuy sức lan tỏa thấp hơn Social Networks, nhưng mang lại tính chuyên biệt cao và hướng tới một nhóm đối tượng cụ thể.
Social Bookmarking Sites: hình thức này dựa vào những trang web cho phép người dùng lưu trữ và quản lý dữ liệu, tìm kiếm, sắp xếp và chia sẻ thông tin của họ dễ dàng hơn. Ở Việt Nam có những trang bookmarking lớn nhất như: linkhay.com; tagvn.com; ishare.vn; buzz.vn; vietclick.com,…
Social Sharing: là 1 hình thức dựa trên những website chuyên chia sẻ thông tin dạng hình ảnh, video mà có những tính năng xã hội khác như tạo lập hồ sơ, đóng góp ý kiến về nội dung được chia sẻ. VD: Youtube
Social Microblogging: là một phương tiện truyền thông tồn tại dưới dạng blog. Microblogging cho phép người dùng trao đổi những yếu tố nhỏ. Ví dụ như những câu ngắn, hình ảnh cá nhân hoặc video liên kết. Và những thông tin này sẽ xuất hiện trên tường của những người đăng ký với họ. VD:Twitter.
Social Blog Comments and Forums: là hai trong số những phương tiện có ảnh hưởng nhất và phổ biến nhất của Social Media. Bởi vì hầu hết các trang web sẽ có một Blog hoặc Forum kèm theo. Chúng có thể được sử dụng chúng để cải thiện thứ hạng, thu hút người đọc thảo luận, đạt được sự tin tưởng, tìm hiểu về khách hàng và tạo ra một mạng lưới rộng lớn người ủng hộ.

2/ Các bước xây dựng chiến lược Social Media hiệu quả
Các bước dưới đây bạn có thể sử dụng cho bất kỳ nền tảng mạng xã hội nào: Facebook, Instagram, Twitter, Linkedin, Youtube,…
Bước 1: Đặt mục tiêu cụ thể
Bạn muốn chiến dịch social media này mang đến lợi ích gì cho doanh nghiệp? Trả lời được câu hỏi một càng chi tiết bạn sẽ càng hình dung được những bước tiếp theo cần triển khai. Để cụ thể hóa phần này, bạn có thể áp dụng mô hình SMART. Theo mô hình này, mục tiêu của bạn phải đáp ứng đủ 5 tiêu chí:
Specific (cụ thể)
Measurable (có thể đo lường)
Attainable (có thể đạt được)
Relevant (phù hợp, liên quan)
Time-bound (trong thời hạn nhất định).
Bên cạnh đó, điều quan trọng là phải xác định rõ các chỉ số (social metrics) mà bạn sẽ sử dụng để đo lường tính hiệu quả trong việc đạt được các mục tiêu đã đề ra: số lượng người tiếp cận, theo dõi, lượt thích, đặc biệt là lượt tương tác, nhấp qua và tỷ lệ chuyển đổi.

Bước 2: Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu
Xác định rõ đối tượng của mình là ai: nhân khẩu học, sở thích, hành vi,… Để có những ý tưởng tuyệt vời nhắm trúng khách hàng mục tiêu, trong giai đoạn này cũng cần cụ thể hóa các thông tin: điểm đau, các kênh truyền thông xã hội yêu thích, điều không thích, cách họ tương tác với doanh nghiệp của bạn trên truyền thông xã hội,… càng biết rõ về khách hàng mục tiêu của mình thì khả năng chiến dịch được đón nhận sẽ càng cao.

Bước 3: Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
Phân tích đối thủ cạnh tranh cầm chỉ ra được: họ là ai, những gì họ đang làm tốt, làm chưa tốt, hiểu được những insight khách hàng mà họ đang khai thác để từ đó biết được những mong đợi từ khách hàng,… Từ những thông tin này bạn sẽ có thể đặt ra mục tiêu truyền truyền thông riêng mình.
Bên cạnh việc phân tích đối thủ, bạn cũng có thể nghiên cứu những hoạt động đối thủ đã triển khai: các tài khoản xử lý, các nền tảng tham dự, các từ khóa liên quan khác, những gì người khác đang nói về họ,…

Bước 4: Thiết lập các kênh và tài sản
Sau khi thu thập được những thông tin cần thiết về đối thủ cùng với những mục tiêu cụ thể cho chiến lược Social Media, hãy bắt đầu tiến hành thiết lập các kênh và tài sản social media cần thiết. Các câu hỏi cần trả lời trong giai đoạn này:
Doanh nghiệp sẽ sử dụng kênh nào để khởi tạo chiến dịch?
Các mục đích cho từng nền tảng?
Đã thống nhất bộ nhận diện thương hiệu chưa? Nếu chưa thì cần thống nhất càng sớm càng tốt, ít nhất là màu sắc, logo, style thiết kế, kiểu chữ,…
Các từ khóa mọi người sẽ sử dụng để tìm kiếm doanh nghiệp của bạn.

Bước 5: Lên kế hoạch nội dung
Kế hoạch nội dung là một trong những điều kiện thiết yếu để xây dựng nên chiến lược Social Media thành công. Một kế hoạch nội dung bài bản cần đảm bảo truyền tải nội dung nhất quán trong xuyên suốt chiến lược, có thông điệp rõ ràng và các nội dung truyền thông phải bám sát thông điệp, làm rõ, làm nổi bật thông điệp ấy. Vì vậy, ở giai đoạn này, việc chọn lựa thông điệp chính là mục tiêu cốt lõi và cần ưu tiên nhất.
sau khi đã chốt được thông điệp, chúng ta sẽ tiến hành tạo timeline cho nội dung. Tại đây chúng ta sẽ xác định:
Content angle bổ trợ làm rõ thông điệp.
Xác định các nội dung sẽ truyền thông: thông tin sản phẩm dịch vụ, thông tin doanh nghiệp, thông tin cung cấp kiến thức, các tin tức chuyên ngành,…
Xác định tỷ lệ nội dung phù hợp: quy tắc 80-20: trong đó 80% bài đăng của bạn phải thông báo, giáo dục hoặc giải trí cho khán giả của bạn, 20% có thể trực tiếp quảng bá thương hiệu của bạn. Hoặc quy tắc ⅓ trong đó ⅓ nội dung quảng cáo doanh nghiệp – ⅓ nội dung chia sẻ các ý tưởng và câu chuyện từ các chuyên gia trong lĩnh vực của bạn, – ⅓ nội dung là các bài tương tác với khách hàng tiềm năng của bạn.
Xác định các khung giờ đăng bài cho hiệu quả tương tác cao: khung giờ phụ thuộc vào hành vi và sở thích của đối tượng mục tiêu mà chiến lược nhắm đến. Nên lập sẵn một content calendar (lịch đăng tải nội dung) để giúp chiến lược nội dung của bạn đạt được hiệu quả tối đa.

Bước 6: Sáng tạo nội dung hấp dẫn
Tìm kiếm ý tưởng mới mẻ và sáng tạo những nội dung phù hợp với nền tảng social mà bạn chọn. Trong giai đoạn này bạn có thể thử nghiệm và rút ra những bài học về sáng tạo nội dung và đồng thời có thể áp dụng nhiều định dạng nội dung khác nhau: video, hình ảnh, bài viết, story,… để thử nghiệm và tìm ra những định dạng thu hút nhất để đầu tư chỉnh chu và lâu dài. Có thể mất một số thử nghiệm theo thời gian để tìm ra loại nội dung nào hoạt động tốt nhất trên loại mạng nào, vì vậy hãy thường xuyên cập nhật các ý tưởng mới.

Bước 7: Theo dõi, đo lường và tối ưu
Xem xét các chỉ số đã được xác định ở Bước 1 để đưa ra các đánh giá lại chiến lược của bạn thường xuyên để xem nó có đang đạt được kỳ vọng hay chưa. Việc này cần tiến hành kiểm tra thường xuyên khoảng 2-3 lần một tuần để đánh giá chính xác tính hiệu quả các bài đăng, các định dạng khác nhau. Đo lường và theo dõi liên tục sẽ cho bạn có những điều chỉnh hữu ích để tối ưu chiến lược hiệu quả hơn.

Trên đây là những thông tin cần thiết để xây dựng chiến lược social media bài bản. DG Media hy vọng rằng những thông tin này sẽ cung cấp những kiến thức hữu ích và cảm hứng giúp bạn thuận lợi trong việc triển khai các chiến lược social media hiệu quả và thành công.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *