Các chiến lược marketing rất đa dạng, khi lựa chọn đúng chiến lược, doanh nghiệp SME có thể vừa tiết kiệm chi phí mà còn đạt được mục tiêu đã đề ra. Phụ thuộc vào sản phẩm/dịch vụ và đặc thù riêng của mỗi doanh nghiệp mà có thể lựa chọn một chiến lược marketing phù hợp. Trong bài viết hôm nay DG Media sẽ hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ xác định các chiến lược marketing có thể áp dụng được và mang lại hiệu quả cao với chi phí đầu tư thấp.
Chiến lược Marketing là gì?
Chiến lược Marketing là một kế hoạch tiếp thị tổng thể các hoạt động có thể giúp tiếp cận với nhiều khách hàng tiềm năng trong một khoảng thời gian nhất định và chuyển đổi họ trở thành những khách hàng sử dụng sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp.
Chiến lược marketing rất cần thiết đối với các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, ngân sách marketing không đủ mạnh. Chiến lược marketing sẽ hỗ trợ đắc lực giúp doanh nghiệp xác định phương hướng và tránh lãng phí tiền bạc vào những kênh không hiệu quả. Đồng thời giúp giải quyết các vấn đề:
- Xác định thị trường cạnh tranh
- Xác định khách hàng trọng tâm.
- Định hướng chiến lược cạnh tranh khi định vị được sản phẩm, dịch vụ của mình.
- Các cải tiến, thay đổi về sản phẩm, giá, kênh, truyền thông…
Những chiến lược Marketing hiệu quả với doanh nghiệp SME
- Social Media
Mạng xã hội đang là một xu hướng được hầu hết mọi doanh nghiệp sử dụng. Vì thế doanh nghiệp không nên vắng mặt trong mảnh đất màu mỡ này. Không nhất thiết phủ rộng hết tất cả các kênh, tùy thuộc vào quy mô, lĩnh vực và nhóm khách hàng mục tiêu nhắm tới, doanh nghiệp có thể cân nhắc một số kênh phổ biến với lượt users khủng hàng tháng: Facebook, Zalo, Instagram, Youtube,…
Tận dụng các kênh mạng xã hội để truyền thông về những sản phẩm, dịch vụ kinh doanh, giới thiệu các sản phẩm mới và thông tin thêm về hoạt động nội bộ doanh nghiệp,… là những cách giúp doanh nghiệp tiết kiệm đáng kể chi phí mà vẫn đến gần hơn khách hàng mục tiêu, tăng nhận diện thương hiệu, kéo traffic về website,….
DG Media gợi ý một số hạng mục công việc nên có trong chiến lược Social Media:
- Nghiên cứu văn hóa kênh.
- Nghiên cứu nhóm khách hàng mục tiêu.
- Thiết lập các chỉ số KPI quan trọng: lượt click, tương tác, hiệu suất hashtag, lượt tiếp cận,…
- Xây dựng nội dung và quản lý.
- Xây dựng kịch bản chăm sóc khách hàng trên mạng xã hội.
- Content Marketing
Content ở đây bao gồm: các bài viết, hình ảnh, video, banner quảng cáo, các thông tin được doanh công bố ra ngoài,… giúp doanh nghiệp tiếp cận nhóm khách hàng mục tiêu, trò chuyện với họ thông qua các thông tin cung cấp.
Vì vậy, doanh nghiệp cần đầu tư cho chiến lược nội dung hấp dẫn được khách hàng mục tiêu:
- Những hình ảnh, video sống động và cuốn hút.
- Bài viết chia sẻ kiến thức dễ hiểu, ngắn gọn.
- Những nội dung tương tác: hài hước, bắt trend, cảm động,…
- Nội dung về thương hiệu, doanh nghiệp
- Tin tức liên quan ngành nghề mà doanh nghiệp đang hoạt động: ví dụ doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kế toán sẽ chia sẻ những tin tức về thuế/ kế toán/ tài chính,…
Hãy đầu tư cho mình những nhân sự viết Content chuyên nghiệp, hoặc doanh nghiệp cũng có thể thuê ngoài dịch vụ sáng tạo nội dung từ các công ty chuyên về Marketing khác và học hỏi từ họ.
- Email Marketing
Email marketing là một chiến lược marketing hiệu quả và tiết kiệm vô cùng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chiến lược Email marketing bài bản sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng mục tiêu, tăng gia sự hiện diện thương hiệu và xây dựng các mối quan hệ với khách hàng,…
Để thực hiện mục tiêu tiếp cận lượng lớn khách hàng, doanh nghiệp cần đầu tư cho mình danh sách khách hàng chất lượng để tránh email bị rơi vào hộp thư spam khiến lượng mở email thấp.
Doanh nghiệp có thể áp dụng một số cách thu thập email khách hàng như sau:
- Tạo các Form/ Pop-up đăng ký nhận khuyến mãi trên website
- Thu thập email trên các card visit của đối tác và khách hàng
- Tặng ebook miễn phí nếu để lại thông tin email,…
Khi đã có danh sách email sẽ tiến hành các bước kiểm tra tính chính xác của email và tiến hành phân loại, lập kế hoạch gửi email.
Lưu ý: Nên sử dụng email chứa tên miền doanh nghiệp, như vậy khách hàng sẽ cảm thấy an tâm và tin tưởng hơn đối với những thông điệp mà họ nhận được từ bạn.
- Paid Ads (Quảng cáo trả phí)
Nhắc tới quảng cáo trả phí doanh nghiệp cần lưu ý khi triển khai để lựa chọn kênh phân phối, cách thức tiếp cận phù hợp với doanh nghiệp và đối tượng khách hàng mục tiêu. Trước tiên, doanh nghiệp cần xác định các thông tin cốt lõi đối với chiến lược quảng cáo trả phí:
- Khách hàng mục tiêu của chiến lược: nhân khẩu học, sở thích, hành vi, nền tảng sử dụng…
- Xác định ngân sách và kế hoạch phân bổ cho từng giai đoạn, nền tảng cụ thể.
- Xây dựng hành trình mua hàng phù hợp tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Ví dụ: Doanh nghiệp sử dụng Facebook Ads để kéo khách hàng về Landing page, xem các nội dung cung cấp thông tin sản phẩm/ dịch vụ, thuyết phục họ ra quyết định mua hàng và kêu gọi họ để lại thông tin tư vấn.
- Kết nối và chăm sóc khách hàng cũ
Chi phí để giữ chân khách hàng thường rẻ hơn rất nhiều so với việc tìm kiếm khách hàng mới. Vì vậy, để nâng cao uy tín trong việc cung cấp sản phẩm/ dịch vụ thì hãy chăm sóc khách hàng đang có thật chu đáo. Đây cũng là các chiến lược marketing cơ bản có hiệu quả.
Doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể áp dụng chiến lược này về lâu dài, kết hợp với việc cải tiến chất lượng dịch vụ chăm sóc không ngừng sẽ giúp doanh nghiệp duy trì được lượng khách hàng trung thành lớn.
Một số gợi ý cho chiến lược tái tiếp thị, chăm sóc khách hàng cũ:
- Gửi tin nhắn, email về chương trình giảm giá
- Tặng quà cảm ơn đính kèm cho mỗi đơn hàng
- Tặng quà, tặng voucher cho đơn hàng tiếp theo
- Tặng quà nhân ngày sinh nhật
- Chiến lược nhắm vào thị trường ngách
Marketing thị trường ngách hay còn gọi là Marketing du kích, cách tiếp thị nhỏ giọt nhưng hiệu quả cao này rất phù hợp cho doanh nghiệp SME. Nghiên cứu và tìm ra những thị trường ngách tiềm năng, doanh nghiệp sẽ thu được lượng lớn khách hàng, nhờ đó doanh nghiệp có thể Marketing hiệu quả hơn và tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều so với Marketing đại trà một cách mơ hồ. Đồng thời giúp doanh nghiệp giảm tải áp dụng cạnh tranh bởi cái bóng quá lớn của các ông lớn trong ngành.
Sau khi đã xác định thị trường ngách tiềm năng, hãy Marketing để thu hút tệp khách hàng trong thị trường này. Doanh nghiệp SME nên phân tích và tối ưu nhóm khách hàng riêng lẻ, khai thác tập trung các kênh tiếp thị phù hợp với những khách hàng đó.
Có thể xác định thị trường ngách dựa theo các yếu tố như sau:
- Giá cả: Đắt, trung bình, rẻ.
- Nhân khẩu học: Giới tính, độ tuổi, thu nhập, học vấn.
- Vị trí địa lý: Quốc gia, thành phố, quận/ huyện, xã, thôn, xóm.
- Chất lượng: Cao cấp, thủ công, đại trà.
- Tâm lý học: Giá trị, sở thích, thái độ.
Ví dụ: Thị trường lớn là “bàn ghế gia đình”, ta nhắm vào các thị trường ngách như: “Bàn ghế thủ công đan tre”, “Bàn ghế gia đình quận 1 HCM”,…
6 chiến lược trên có thể kết hợp cùng lúc với nhau hoặc riêng lẻ tùy vào mục tiêu doanh nghiệp ở các thời điểm. Hy vọng rằng với những thông tin trên có thể hỗ trợ doanh nghiệp của bạn lựa chọn được những chiến lược phù hợp, giúp tối ưu ngân sách marketing mà vẫn mang lại hiệu quả. Nếu bạn đang tìm kiếm một đối tác giàu kinh nghiệm để tư vấn và hỗ trợ thực hiện chiến lược Marketing, hãy để lại thông tin liên lạc bên dưới cho DG Media hoặc gọi ngay vào số: 0888.841.841