6 BƯỚC XÂY DỰNG PHỄU MARKETING GIÚP TĂNG DOANH THU HIỆU QUẢ

Phễu marketing là một mô hình minh họa quá trình của khách hàng mục tiêu từ nhận biết thương hiệu tới giai đoạn mua hàng, thậm chí là sau khi mua. Với những nghiên cứu kỹ càng, phễu marketing đóng vai trò quan trọng trong việc đưa đến những quyết định mua hàng. Xây dựng một phễu marketing thành công sẽ giúp thúc đẩy tỷ lệ chuyển đổi và mang đến cho doanh nghiệp tăng doanh thu hiệu quả. Cùng tìm ngay 6 bước để bắt đầu xây dựng phễu marketing ngay sau đây.

 

Tầm quan trọng của phễu marketing trong doanh nghiệp

Với 4 giai đoạn chính: Nhận thức – Quan tâm – Mong muốn – Hành động, mỗi khách hàng ở mỗi giai đoạn sẽ gặp phải những vấn đề khác nhau. Phễu marketing mang đến cho doanh nghiệp những thông tin bổ ích về nhu cầu cũng như vấn đề khách hàng đang gặp phải ở từng giai đoạn cụ thể để có những chiến lược phù hợp giúp tăng hiệu quả chuyển đổi khách hàng. 

 

Bên cạnh đó, phễu marketing giúp doanh nghiệp xác định rõ được việc cần làm để giải quyết những vấn đề của khách hàng. Việc này sẽ đem lại cho doanh nghiệp một số lượng lớn khách hàng tiềm năng chất lượng, từ đó tăng tỷ lệ chuyển đổi một cách hiệu quả.

 

Ngoài ra, việc phân chia khách hàng thành những giai đoạn khác nhau sẽ giúp doanh nghiệp lên được những chiến lược tiếp thị phù hợp với từng giai đoạn, giúp doanh nghiệp nhìn ra những hạn chế cần khắc phục trong quá trình chuyển đổi khách hàng.

 

6 bước xây dựng phễu marketing

Bước 1: Xác định nhu cầu/ vấn đề của khách hàng

Xác định đúng insight, nỗi đau của đối tượng mục tiêu là điều tiên quyết để xây dựng một phễu marketing hiệu quả giúp tăng doanh thu. Để làm được điều này doanh nghiệp có thể tiến hành các phương pháp sau để thấu hiểu khách hàng:

  • Xây dựng chân dung khách hàng mục tiêu.
  • Phân tích đối thủ cạnh tranh.
  • Nghiên cứu thị trường.
  • Phân tích các dữ liệu về khách hàng hiện tại.
  • Theo dõi phản hồi, nhận xét mức độ tương tác của đối tượng mục tiêu.

 

Bước 2: Tìm kiếm thông tin

Ở bước này doanh nghiệp cần tìm kiếm thông tin phù hợp đưa vào chiến lược content để giải quyết các vấn đề khách hàng . Vì ở giai đoạn đầu, khách hàng sẽ tập trung tìm hiểu những nội dung, thông tin liên quan đến doanh nghiệp của bạn. Đồng thời việc tìm kiếm thông tin cũng rất hữu ích cho việc SEO, chạy quảng cáo hoặc các chiến lược truyền thông khác giúp chạm đến người tiêu dùng hiệu quả hơn.

 

Bước 3:Lựa chọn chiến thuật phù hợp cho từng giai đoạn

Ở giai đoạn này doanh nghiệp sẽ xác định cụ thể những kênh truyền thông, cách tiếp cận, loại nội dung nào,… sẽ được sử dụng cho từng giai đoạn, để mang đến hành trình khách hàng phù hợp giúp doanh nghiệp có thể chuyển đổi khách hàng hiệu quả nhất.

Ví dụ: Trong giai đoạn Nhận thức và Hứng thú, điều doanh nghiệp cần quan tâm là tạo khách hàng tiềm năng. Mục tiêu này có thể đạt được bằng việc xây dựng một Landing page, tạo Lead magnet thu hút người dùng điền thông tin và điều hướng lượng truy cập tới website thương hiệu.

Còn giai đoạn Cân nhắc và Hành động doanh nghiệp cần làm nổi bật những lợi thế của mình trước đối thủ và khiến khách hàng tiềm năng nghĩ rằng bạn là lựa chọn tốt nhất. Doanh nghiệp có thể sử dụng các nội dung review, các demo sản phẩm, dịch vụ, các chương trình khuyến mãi, yếu tố khan hiếm,… để thôi thúc khách hàng hành động.

 

Bước 4:Triển khai kế hoạch cụ thể cho từng giai đoạn

Để phễu marketing hoạt động hiệu quả, doanh nghiệp cần đầu tư có chiến lược nội dung riêng ứng với mỗi giai đoạn, tâm lý và hành động của người tiêu dùng. Một số ví dụ cụ thể:

  • Ở giai đoạn Nhận thức: nội dung nên tập trung vào nhu cầu của khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp và phạm vi của nội dung cũng phải đủ rộng có thể bao quát hết những vấn đề mà các nhóm đối tượng mục tiêu quan tâm.
  • Ở giai đoạn Quan tâm và Mong muốn: doanh nghiệp nên tập trung vào việc tạo mối liên kết rõ ràng hơn với đối tượng mục tiêu và mối liên hệ giữa giải pháp doanh nghiệp với các vấn đề khách hàng mục tiêu đang gặp phải. Do đó, nội dung ở giai đoạn này nên chỉ ra các tính năng độc đáo và các yếu tố bổ sung hấp dẫn: ưu đãi, các tính năng riêng biệt trong cấu tạo thành phần,…
  • Với giai đoạn Hành động: nội dung cần bao gồm các yếu tố thúc đẩy mạnh mẽ hơn để giúp khách hàng ra quyết định nhanh hơn: các yếu tố đó có thể đề cập đến tính khan hiếm, sự cấp bách,…

 

Bước 5: Theo dõi sự thay đổi

Sự thay đổi nhanh chóng của thị trường, của các vấn đề khách quan cũng ảnh hưởng trực tiếp đến phễu marketing của doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp phải liên tục theo dõi và nghiên cứu thị trường, khách hàng,… để có những điều chỉnh, tối ưu phù hợp. Đồng thời việc theo dõi các chỉ số: tỷ lệ truy cập, tương tác, chuyển đổi,… để có những thay đổi cần thiết, giúp doanh nghiệp đưa ra những phương án tốt nhất.

 

Bước 6: Chăm sóc sau mua và hậu mãi

Quá trình mua hàng chưa kết thúc ở hành động mua mà doanh nghiệp còn phải tiến hành các công việc chăm sóc sau bán đề khiến khách hàng hài lòng. Bởi nếu bạn chăm sóc họ tốt, họ sẽ quay lại. Không những thế còn có thể giới thiệu cho bạn bè, đồng nghiệp sử dụng sản phẩm dịch vụ của bạn .Các việc có thể áp dụng: giải đáp các vướng mắc, chế độ bảo trì bảo hành sản phẩm, cải thiện nội dung website liên tục.

 

Phễu marketing thành công giúp tăng doanh thu hiệu quả thường đòi hỏi rất nhiều nỗ lực. Trên đây là 6 bước cơ bản để bất cứ một doanh nghiệp nào cũng có thể tạo nên một phễu marketing phù hợp. Hãy bắt đầu với việc tìm hiểu kỹ về khách hàng và xây dựng một chiếc phễu thật chuẩn. Nếu có vướng mắc vui lòng liên hệ với DG Media để được giải đáp.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *