6 HIỆU ỨNG TÂM LÝ NHẤT ĐỊNH PHẢI BIẾT TRONG MARKETING VÀ KINH DOANH

Trong Marketing, việc hiểu và nắm bắt tâm lý khách hàng sẽ giúp các doanh nghiệp và Marketers xây dựng được chiến dịch Marketing hiệu quả, tiếp cận được nhiều khách hàng mục tiêu hơn. Vì vậy hãy cùng DG Media “bỏ túi” 6 hiệu ứng tâm lý nổi tiếng và tìm hiểu cách chúng được ứng dụng vào trong Marketing như thế nào nhé!

 

 

  • Hiệu ứng chim mồi

 

Hiệu ứng này thường thấy trong các mô hình định giá sản phẩm nhằm mục đích thuyết phục người mua lựa chọn sản phẩm mà người bán muốn bán nhất trong khi người mua vẫn vui vẻ nghĩ rằng mình đã lựa chọn khôn ngoan.

 

Khi bạn muốn bán một sản phẩm hay dịch vụ nào đó, hãy tạo ra một sản phẩm mồi có mức giá gần bằng sản phẩm muốn bán nhưng giá trị khách hàng nhận được thì bình thường khi mua sản phẩm khác. Khi đó sản phẩm bạn muốn bán sẽ được nổi bật hơn, gây sự chú ý khá nhiều với khách hàng.

“Chim mồi” ở đây chính là giá sản phẩm 2, đây sẽ là nhân tố tác động đến việc người mua sẽ chọn combo nhiều hơn, nếu không có sản phẩm thứ 2, mọi người sẽ chọn mua sản phẩm đầu tiên. Còn trong Marketing, đây là hiệu ứng được sử dụng để tăng tỉ lệ chuyển đổi trên Landing page. Khi thực hiện kế hoạch tăng tỷ lệ chuyển đổi trên landing page với 2 lựa chọn, bạn có thể đưa ra lựa chọn thứ 3 nhằm tác động đến hành vi của khách hàng.

 

 

  • Hiệu mỏ neo

 

Bản chất của hiệu ứng mỏ neo chính là việc mọi người dựa vào những thông tin xuất hiện trước để so sánh, đưa ra quyết định tiếp theo. Trong quá trình đưa ra quyết định, sự neo đậu xảy ra khi các cá nhân sử dụng một phần thông tin ban đầu để đưa ra các phán đoán tiếp theo. Khi một mỏ neo đã được thiết lập, các phán đoán sau đó sẽ được đưa ra dựa trên việc điều chỉnh mỏ neo ban đầu và có xu hướng diễn giải các thông tin khác xung quanh mỏ neo.

Trong các chương trình giảm giá, hiệu ứng mỏ neo có thể phát huy tối đa tác dụng: “mỏ neo” ở đó chính là giá gốc của sản phẩm và số phần trăm giá trị được giảm. Nhiều trường hợp doanh nghiệp sử dụng phương pháp này để tăng giá lên và giảm giá để khách hàng nghĩ mình đã có một món hời. Điều này giúp khách hàng có cái nhìn thiện cảm ơn với giá sản phẩm, mạnh tay chi tiền hơn.

 

 

  • Hiệu ứng khan hiếm

 

Đây là một hiệu ứng khá phổ biến trong Marketing và được sử dụng rộng rãi. Hiệu ứng này nhằm tạo ra giá trị cho sản phẩm và kích thích hành động của khách hàng chỉ vì nó sắp hết. Hiệu ứng khan hiếm sẽ phát huy rất tốt khi chạy các chiến dịch quảng cáo bằng cách viết content mời gọi với số lượng có hạn cùng thời gian đếm ngược và hiển thị tồn kho sắp hết (thủ thuật này thường được các chương trình flash sales của sàn thương mại điện tử vận dụng rất tốt)

 

Hiệu ứng ám ảnh về sự mất mát

Con người luôn sợ mất những thứ mình có và sẽ tìm cách để giữ chúng lại với mình. Đây cũng là một hiệu ứng quan trọng để các marketer có thể khai thác tiềm năng.

Ví dụ điển hình cho tính ứng dụng mạnh mẽ của hiệu ứng này chính là các chương trình dùng thử miễn phí gói VIP ứng dụng trong một thời gian nhất định. Sau khoảng thời gian quy định đó, tính năng sẽ bị xóa hoặc bạn sẽ phải nâng cấp bằng cách trả thêm tiền để được tiếp tục sử dụng. 

Trên thực tế, khi ứng dụng hiệu ứng này, các Marketer cần thật sự khôn ngoan và chạm được đến ngưỡng “mất mát” của khách hàng để họ chấp nhận bỏ một khoảng tiền để giữ lại các ưu tiên đó. 

 

Hiệu ứng tương hỗ

Hiệu ứng này nói về sự trao đổi khi ai đó làm gì miễn phí cho bạn thì ở chiều ngược lại, bạn cũng muốn làm gì đó để đáp lại họ. Vậy nên, khi bạn tặng miễn phí một quyển ebook, một cơ hội dùng thử dịch vụ, một voucher,… không chỉ giúp quảng bá thương hiệu, cho khách hàng cơ hội dùng thử sản phẩm mà còn tăng tỷ lệ chuyển đổi. Do khách hàng khi nhận được quà tặng sẽ muốn tặng lại cho bạn gì đó: những sự tương tác, những thông tin cá nhân cần thiết. Đó chính là cách hiệu ứng này ứng dụng trong Marketing. Doanh nghiệp cần cân nhắc giá trị của thứ bạn cho đi và thứ bạn nhận lại, sau đó ứng dụng một cách hiệu quả hiệu ứng này.

 

Hiệu ứng lan truyền Social Proof

Hiệu ứng lan truyền là một giả thuyết cho rằng mọi người sẽ chấp nhận niềm tin hoặc hành động của một nhóm người họ thích hoặc tin tưởng.

Ví dụ: bạn bè của bạn hay sử dụng quần áo thương hiệu A, bạn cũng sẽ có xu hướng nhắc đến và yêu thích nó nhiều hơn so với những nhãn hiệu xa lạ khác.

Hiệu ứng này thường được ứng dụng trong marketing bằng cách doanh nghiệp sẽ mời các Influencers hoặc tặng cho họ những sản phẩm của doanh nghiệp để trải nghiệm. Sau đó, các Influencers sẽ chia sẻ trải nghiệm về sản phẩm trên các kênh truyền thông, người xem khi nhìn thấy các chia sẻ từ họ cũng sẽ tin tưởng hơn và có xu hướng mạnh tay chi tiền mua các sản phẩm đó hơn.

 

Vận dụng những thủ thuật, hiệu ứng tâm lý marketing để tăng chuyển đổi, bán hàng hiệu quả là điều cần thiết để doanh nghiệp có thể chinh phục khách hàng và gia tăng doanh thu. Trong một chiến dịch marketing, chúng ta nên ứng dụng kết hợp các hiệu ứng để tạo sự tương hỗ, mang đến hiệu quả rõ rệt. Hy vọng, bài viết này DG Media đã mang đến những thông tin hữu ích cho doanh nghiệp và các marketers. Nếu doanh nghiệp của bạn cần được hỗ trợ tư vấn, giải đáp về chiến lược marketing, hãy để lại thông tin liên lạc, DG Media sẽ nhanh chóng phản hồi trong thời gian sớm nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *