5 NGUYÊN TẮC CƠ BẢN ĐỂ CHIẾM LĨNH VUA CONTENT STORYTELLING

Mệnh danh là vua của các loại content, Storytelling chính là sự kết hợp mượt mà giúp các thông tin về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp tỏa sáng và mang lại những hiệu quả kết nối cảm xúc thông qua cốt chuyện và các tình tiết dễ dàng đi sâu vào tiềm thức. Trong bài viết sau đây, DG Media sẽ mách bạn 5 nguyên tắc cơ bản để chinh phục thành công vua content Storytelling.

 

Storytelling là gì?

Storytelling hay còn được gọi là phương pháp “kể chuyện” – Một hình thức tiếp thị dựa trên việc tạo ra, phát triển và truyền tải các thông điệp và câu chuyện liên quan đến thương hiệu. Storytelling không chỉ giúp truyền đạt thông tin cốt lõi của doanh nghiệp đến khách hàng mà còn tạo ra một “cầu nối cảm xúc” giữa khách hàng và thương hiệu.

Storytelling là một kỹ thuật kể chuyện hoặc trình bày thông tin bằng cách sử dụng câu chuyện để truyền đạt thông điệp, ý kiến hoặc thông tin cụ thể. Nó là một cách mà con người sử dụng từ lâu để truyền đạt kiến thức, giữ lấy sự chú ý của người nghe và tạo ấn tượng sâu đậm hơn. Trong storytelling, câu chuyện thường bao gồm một nhân vật chính hoặc một tình huống, một câu chuyện có cấu trúc có điểm mở đầu, phát triển và đỉnh cao trào đồng thời thường mang một thông điệp, giá trị.

Kỹ thuật storytelling được sử dụng rộng rãi trong marketing truyền thông nhằm giúp tạo ra sự kết nối mạnh mẽ hơn giữa người kể chuyện và người nghe nhằm làm cho thông điệp câu chuyện trở nên dễ tiếp thu hơn và ghi nhớ lâu hơn. Từ đó giúp tạo ấn tượng mạnh mẽ về thống điệp, thương hiệu, sản phẩm đối với doanh nghiệp.

 

Vai trò của Storytelling đối với chiến lược nội dung thương hiệu

Storytelling đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược nội dung thương hiệu bởi nó giúp thương hiệu xây dựng và tạo dựng một cái nhìn độc đáo và gắn kết với khách hàng. Loại nội dung này giúp thương hiệu xây dựng và tạo dựng mối quan hệ sâu đậm với khách hàng, cung cấp giá trị và gắn kết cộng đồng. Cụ thể:

  • Tạo kết nối: Storytelling giúp thương hiệu tạo ra sự kết nối tinh tế với khách hàng bằng cách chia sẻ câu chuyện về giá trị, sứ mệnh, và tâm hồn của thương hiệu. Điều này giúp khách hàng cảm thấy gần gũi hơn và hiểu rõ hơn về thương hiệu.
  • Tạo ấn tượng: Những câu chuyện tốt được kể bằng cách sử dụng storytelling có thể tạo ấn tượng sâu đậm hơn trong tâm trí của khách hàng. Các câu chuyện thường gắn kết với cảm xúc, làm cho thông điệp của thương hiệu dễ tiếp thu và ghi nhớ lâu hơn.
  • Định vị thương hiệu: Storytelling giúp thương hiệu xác định vị trí của mình trong thị trường. Nó có thể giúp thương hiệu tạo ra một bản dạng phái và độc đáo, nổi bật giữa đám đông cạnh tranh.
  • Truyền đạt giá trị: Storytelling là một cách tuyệt vời để truyền đạt giá trị của thương hiệu cho khách hàng. Thương hiệu có thể sử dụng câu chuyện để giải thích tại sao họ làm những gì họ làm và làm thế nào họ có thể giúp khách hàng.
  • Tạo động lực: Storytelling có thể truyền đạt thông điệp động viên và truyền cảm hứng đến khách hàng. Câu chuyện về sự thành công, vượt qua khó khăn, và những người đạt được mục tiêu có thể kích thích khách hàng hành động.
  • Gắn kết khách hàng: Storytelling có thể giúp thương hiệu tạo ra một cộng đồng và gắn kết khách hàng với nhau. Câu chuyện thường gợi mở cuộc trò chuyện và chia sẻ giữa các thành viên trong cộng đồng thương hiệu.

 

5 nguyên tắc giúp sáng tạo Storytelling mượt mà

Cùng là cách sử dụng ngôn từ nhưng để sử dụng thành công Storytelling cần có sự đầu tư chỉn chu để tạo nên những chi tiết và mảng miếng đắt giá cho câu chuyện thương hiệu. Để có thể sáng tạo mượt mà các Storytelling có 5 nguyên tắc cơ bản cần đảm bảo tối ưu:

  • Nguyên tắc “Keo dán” (Glue): Nguyên tắc này là một phần quan trọng của Storytelling vì nó đảm bảo sự kết nối giữa câu chuyện và khách hàng. Mọi thông điệp bạn truyền đạt trong chiến dịch marketing cần phải phù hợp với những gì khách hàng coi là đúng và có giá trị. Điều này đòi hỏi bạn phải có sự hiểu biết sâu rộng về khách hàng, bao gồm việc nắm bắt được nhu cầu, mong đợi, và giải quyết được những vấn đề thực sự quan trọng đối với họ.

Khía cạnh quan trọng ở đây chính là khả năng thấu hiểu tâm trạng của khách hàng. Bạn cần hiểu được tâm tư và cảm xúc của họ để tạo ra câu chuyện mà họ có thể đồng cảm và kết nối một cách chân thành. Chỉ khi thông điệp của bạn thật sự phù hợp với thực tế và giá trị mà khách hàng tìm kiếm, họ mới cảm nhận được sự kết nối và quyết định ủng hộ thương hiệu của bạn.

  • Nguyên tắc “Reward” (Phần thưởng): Điều quan trọng trong việc xây dựng một câu chuyện cuốn hút là tạo ra sự kỳ vọng và mong đợi tích cực từ phía khách hàng. Câu chuyện của bạn nên mang lại giá trị đích thực mà khách hàng đang tìm kiếm sau khi trải nghiệm cau chuyện của doanh nghiệp xây dựng.

Quan trọng là tạo ra sự mong đợi tích cực và hứng thú từ phía khách hàng, khiến họ muốn tham gia vào câu chuyện và trải nghiệm những giá trị và thông điệp câu chuyện mang lại.

  • Nguyên tắc “Emotion” (Cảm xúc): Để tạo ra một câu chuyện cuốn hút thương hiệu cần chạm đến cảm xúc của khách hàng. Điều này đòi hỏi bạn phải có sự hiểu biết sâu rộng về tâm lý, những cảm xúc và trạng thái tinh thần của khách hàng mục tiêu để kết nối với cảm xúc của họ.

Một câu chuyện sẽ thành công nếu nó có khả năng kích thích những cảm xúc tích cực hoặc đặc biệt của khách hàng: niềm vui, sự xúc động, lòng đồng cảm,… Điều này giúp câu chuyện của bạn nổi bật và gây ấn tượng sâu sắc, khiến khách hàng muốn tham gia và trải nghiệm thêm.

  • Nguyên tắc “Authentic” (Xác thực): Một trong những yếu tố quan trọng nhất của storytelling là tính xác thực. Khách hàng ngày càng thông minh và nhạy bén, nếu họ cảm thấy rằng thương hiệu của bạn không chân thực hoặc đang cố tạo ra một hình ảnh giả tạo, họ có thể mất lòng tin và không muốn tương tác với thương hiệu đó nữa.

Điều này đòi hỏi bạn phải giữ cho câu chuyện của mình phản ánh đúng về sản phẩm và dịch vụ thương hiệu. Hãy tập trung vào việc thể hiện những giá trị và lợi ích thực sự của sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn thật sự mang lại hiệu quả như mong đợi trong câu chuyện. Khi bạn đảm bảo được tính xác thực, bạn sẽ xây dựng được lòng tin vững chắc từ phía khách hàng và giúp họ dễ dàng kết nối với thương hiệu. Nhờ đó giúp cho câu chuyện của bạn trở nên mạnh mẽ và thuyết phục hơn trong mắt khách hàng.

  • Nguyên tắc “Target” (Mục tiêu): Mục tiêu câu chuyện và đối tượng khách hàng xác định là yếu tố quyết định trong việc xây dựng một câu chuyện thành công. Trước khi bắt đầu sáng tạo câu chuyện, bạn cần hiểu rõ ai là đối tượng muốn tiếp cận và những gì bạn muốn họ thực hiện sau khi nghe câu chuyện của bạn. 

Ví dụ mục tiêu tăng doanh số bán hàng, tạo sự nhận thức thương hiệu, thúc đẩy hành động cụ thể như việc đăng ký hoặc mua sản phẩm.

Do đó, việc nghiên cứu về khách hàng là quá trình quan trọng để xác định đối tượng mục tiêu gồm việc tìm hiểu về sở thích, nhu cầu, thái độ. Từ đó, bạn có thể tạo ra một câu chuyện có sự tập trung hiệu quả, phù hợp với đối tượng này bằng ngôn ngữ và thông điệp có thể dễ dàng tiếp cận với họ cũng như đạt được những kết quả mong muốn cụ thể.

 

Trên đây chính là 5 nguyên tắc cơ bản giúp chiếm lĩnh vua content Storytelling được đông đảo các nhà sáng tạo nội dung và doanh nghiệp áp dụng. Hy vọng rằng với những thông tin chia sẻ trên DG Media đã có thể mang đến bạn những thông tin hữu ích về việc sáng tạo nội dung và giúp bạn có thể dễ dàng chinh phục loại nội dung chất lượng này.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *