8 CHỈ SỐ KPI QUAN TRỌNG TRONG DIGITAL MARKETING

Làm thế nào để đánh giá được hiệu quả hoạt động marketing đang thực hiện? Căn cứ nào để xác định được chiếc lược marketing đề ra hiệu quả hay không? Cơ sở nào để đo lường những ảnh hưởng của các quảng cáo marketing đang thực hiện? Câu trả lời chính xác và khách quan nhất chính là các chỉ số KPI. Với 8 chỉ số KPI sau đây sẽ giúp doanh nghiệp và các marketer tìm ra câu trả lời thỏa đáng cho các vướng mắc trên.

 

Với mỗi chỉ số KPI dưới đây khi hiểu đúng và phân tích đầy đủ sẽ rất hữu ích cho doanh nghiệp và các marketer có các điều chỉnh phù hợp và đề ra được những biện pháp hiệu quả hơn, giúp kế hoạch marketing thành công hơn nữa trong tương lai. Cùng DG Media tìm hiểu xem 8 chỉ số KPI đó là gì nhé!

 

  • Bounce rate – Tỷ lệ thoát trang

 

Tỷ lệ thoát trang web chính là tỷ lệ phần trăm người dùng truy cập vào trang web và sau đó rời đi trong thời gian ngắn. Đây là một chỉ số quan trọng hàng đầu mà bạn nên quan tâm khi khởi chạy các chiến dịch digital marketing.

 

Khi website được ví như văn phòng thứ 2 của doanh nghiệp giúp doanh nghiệp đón tiếp các khách hàng kéo được về nhờ các hoạt động marketing online. Vì vậy, dựa vào tỷ lệ thoát trang chúng ta có thể đánh giá được những vấn đề mà chiến dịch marketing triển khai đang gặp phải và đề ra giải pháp khắc phục.

 

Các nguyên nhân khiến bounce rate cao: tốc độ load chậm, nội dung chưa cuốn hút, các trang bị rời rạc,… Các công cụ tìm kiếm như Google Search thường ưu tiên lưu lượng truy cập organic đến các trang web có bounce rate thấp. Vì vậy, tìm hiểu nguyên nhân và sửa chữa để cải thiện tỷ lệ thoát có ảnh hưởng không nhỏ đến sự thành công của digital marketing.

 

  • Conversion Rate – Tỷ lệ chuyển đổi

 

Tỷ lệ chuyển đổi sẽ cho chúng ta thấy khả năng chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng thật sự của doanh nghiệp trên 1 kênh quảng cáo bất kỳ. Tỷ lệ chuyển đổi cao chứng tỏ hoạt động marketing nhắm đến đúng đối tượng khách hàng mục tiêu.

 

Tỷ lệ chuyển đổi = ( Số lượng đơn hàng / Số lượng khách tiềm năng ) * 100 

 

Theo dõi chỉ số tỷ lệ chuyển đổi định kỳ sẽ giúp bạn đo lường độ hiệu quả chiến dịch quảng cáo theo các mốc thời gian khác nhau đồng thời so sánh các sản phẩm khác nhau và tìm ra sản phẩm nào đang có tỷ lệ chuyển đổi tốt nhất.

 

Tips: Sử dụng A/B Testing hoặc thử nghiệm nhiều chiến dịch quảng cáo với tệp khách hàng mục tiêu và nội dung khác nhau.

 

  • Chi phí trên mỗi chuyển đổi – Cost Per Conversion

 

Thay vì chi phí cho mỗi nhấp chuột (CPC), lượt hiển thị (impressions), đây là chỉ số marketing có ý nghĩa đầy đủ thể hiện chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được các lead chất lượng – những người có khả năng cao sẽ chuyển đổi thành khách hàng thực sự của doanh nghiệp. Nếu chỉ số này quá cao mà tỷ lệ chuyển đổi thấp (conversion rate) thì có nghĩa chiến lược marketing đang thực hiện không hiệu quả và đang lãng phí thay vì tạo ra lợi nhuận.

 

Cost per conversion = Tổng chi phí cho việc tìm và chuyển đổi lead/ Tổng số khách hàng mới chuyển đổi được

 

Để đảm bảo sự chính xác của chỉ số Cost Per Conversion, doanh nghiệp cần đo lường trên từng kênh marketing riêng biệt. Bằng cách này, doanh nghiệp có thể sẽ tìm được nguồn mang lại khách hàng tiềm năng có giá trị chuyển đổi cao nhất, từ đó tập trung nguồn lực để đầu tư hơn nữa đối với những kênh này.

 

Tips: Cách để giảm chi phí chuyển đổi:

  • Xây dựng các chiến lược marketing có khả năng nhắm tới đối tượng khách hàng mục tiêu hiệu quả.
  • Cải thiện trải nghiệm khách hàng (customer experience) trong quá trình tương tác với doanh nghiệp
  • Cung cấp các hướng dẫn (guidelines) về sản phẩm / dịch vụ cần thiết.

 

 

  • Tỷ lệ nhấp – Click through rate

 

Tỷ lệ nhấp (CTR) mô tả tần suất những người thấy quảng cáo đó qua email, từ khoá hoặc các quảng cáo hiển thị có trả phí và họ đã nhấp vào quảng cáo đó.

 

Tỷ lệ nhấp = ( Lượt nhấp / Hiển thị ) * 100 

 

CTR được sử dụng như một chỉ báo hiệu suất về việc đối tượng mục tiêu có tương tác với email, quảng cáo hoặc kết quả tìm kiếm. Chỉ số này được dùng để đo lường hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo và chất lượng nội dung của trang đích. Thông thường, CTR cao hơn có nghĩa là nhiều người đang tiến tới giai đoạn tiếp theo trong hành trình của khách hàng.

 

  • Doanh thu

 

Mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp khi thực hiện marketing chính là tạo ra lợi nhuận. Để biết chính xác điều này, cần theo dõi chi phí chiến dịch và doanh thu mà chiến dịch đã tạo ra. Do đó, việc nắm được doanh thu giúp cho chúng ta biết được chiến lược marketing đang thực hiện có hiệu quả hay chưa.

 

  • Tương tác trên mạng xã hội

 

Các chỉ số tương tác trên mạng xã hội bao gồm các kết quả như lượt theo dõi, lượt thích / phản ứng, nhận xét và lượt chia sẻ trên các tài khoản mạng xã hội của bạn (Facebook, Twitter, Instagram, LinkedIn, v.v.).

Mức độ tương tác trên mạng xã hội là thước đo phạm vi tiếp cận của doanh nghiệp trên mạng xã hội và cách nó tác động đến nhận thức về thương hiệu tại các thị trường mà bạn phục vụ. Mỗi KPI trên mạng xã hội mà bạn theo dõi sẽ giúp bạn điều chỉnh và tận dụng tối đa các chiến dịch của mình. Dựa trên những chỉ số này, chúng ta có thể biết được hiệu quả của các hoạt động marketing trên mạng xã hội và sức ảnh hưởng các thông điệp, nội dung doanh nghiệp truyền tải.

 

  • Số lượng truy cập – Web traffic

 

Số lượng truy cập là chỉ số KPI quan trọng trong việc đo lường hiệu quả hoạt động của website trong việc thu hút và chuyển đổi khách hàng. Chúng ta nên theo dõi cụ thể: số lượt truy cập tổng thể, cho từng trang (trang chủ, trang sản phẩm, blog, landing page,…) để biết những trang cần tối ưu, cải thiện hơn.

Đo lường số lượng khách truy cập trang web được tạo ra bởi một chiến dịch, chúng ta có thể định lượng tác động của các hoạt động marketing đối với cả nhận thức về thương hiệu và chuyển đổi hoặc bán hàng.

 

  • Tỷ suất lợi nhuận – Return on invest (ROI)

 

ROI là tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng chi phí đầu tư, cho thấy hiệu suất của những khoản đầu tư từ doanh nghiệp. ROI càng lớn chứng tỏ các hoạt động đầu tư của doanh nghiệp càng hiệu quả. Trong marketing, chỉ số ROI giúp doanh nghiệp biết được số tiền kiếm được từ hoạt động marketing so với số tiền đã chi cho các hoạt động đó. Có được chỉ số này, chúng ta sẽ biết được kênh nào đang hoạt động hiệu quả để có thể phân bổ ngân sách hợp lý hơn và tìm cách khắc phục các vấn đề.

 

Trên đây là các chỉ số KPI quan trọng trong Digital mà doanh nghiệp đang thực hiện digital marketing cần đặc biệt quan tâm để có thể đo lường kịp thời, đề ra được các quyết định thay đổi đúng đắn, phù hợp.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *