4 PHƯƠNG PHÁP HIỆU QUẢ GIÚP CẢI THIỆN BOUNCE RATE

Là một trong các chỉ số quan trọng của SEO, Bounce rate giúp chúng ta biết được chất lượng website đã tốt hay chưa. Cùng DG Media tìm hiểu chi tiết về Bounce rate, những yếu tố tác động và phương pháp tối ưu trong các thông tin dưới đây.

Bounce rate là gì?
Bounce rate (tỷ lệ thoát trang) là tỷ lệ phần trăm người đến xem website của bạn sau đó thoát ngay mà không xem thêm bất cứ trang nào khác hay thực hiện hành động hành cả.
Ví dụ: Bounce rate của trang web là 60% có nghĩa là trong 100 người xem trang sẽ có 60 người rời đi ngay và chỉ có 40 người tiếp tục theo dõi các thông tin và thực hiện thao tác trên trang.

Bounce rate là một chỉ số quan trọng trên website, bởi:
Cho biết mức độ hài lòng của khách hàng khi truy cập vào website. Bounce rate cao chứng tỏ website không đáp ứng được trải nghiệm của người dùng, khiến website không thể giữ họ ở lại lâu hơn.
Ảnh hưởng trực tiếp đến thứ hạng tìm kiếm trên Google. Vì đối với Google, trải nghiệm người dùng mới là yếu tố quan trọng nhất để xếp hạng website.
Bạn có thể cài đặt Google Analytics để theo dõi bounce rate các trang của website hay toàn bộ website.

Bounce rate của website bao nhiêu là ổn?
Mỗi website đều có tỷ lệ thoát trang khác nhau. Tùy thuộc vào loại hình và lĩnh vực hoạt động, thời điểm, mục đích của trang mà bounce rate sẽ khác nhau. Trung bình nếu tỷ lệ này ở mức dưới 60% là ổn.

Ví dụ: khi người dùng tìm kiếm thông tin về công ty của bạn, có thể thoát ra khỏi website ngay nếu trang đã thỏa mãn được các thắc mắc của họ. Trong trường hợp này nếu mục tiêu chuyển đổi của bạn là “click vào trang Liên hệ” thì bạn đã đạt được 100% conversion rate, nhưng bounce rate cũng là 100%. Vì vậy, có những top landing page có bounce rate rất cao.

Ví dụ: những website tin tức hay báo mạng, vì tính chất thời sự, thông tin luôn được cập nhật liên tục, người đọc sẽ chuyển từ trang này sang trang khác để không bỏ lỡ các thông tin mới. Do đó tỷ lệ bounce rate của những trang này khá thấp. Còn những website được tìm kiếm trên Google, bounce rate sẽ thường cao hơn nhiều.

Các phương pháp tối ưu bounce rate
Có nhiều yếu tố khiến Bounce rate tăng: tốc độ tải trang chậm, nội dung không chất lượng, các liên kết các trang trong web lỗi, bố cục rối mắt,… Theo kinh nghiệm của DG Media, chúng tôi chia thành 4 nhóm và tương ứng với 4 phương pháp khắc phục sau:
Tối ưu nội dung
Nội dung trên website cần được trình bày ngắn gọn, hiểu nhanh để người đọc dễ dàng tiếp nhận thông tin, không bỏ qua các thông tin quan trọng. Bên cạnh đó, nội dung cũng cần tương ứng với title và phần mô tả để đáp ứng chính xác mong muốn của người xem. Một số mẹo để tối ưu nội dung:
Trình bày nội dung theo từng phần, đoạn ngắn, rõ ràng.
Nên chứa hình ảnh, video liên quan.
Có gạch đầu dòng đối với các thông tin liệt kê.
Cân bằng theo tỷ lệ 70 – 30: trong đó, 70% là lượng bài viết người tìm kiếm cao/khách hàng của bạn quan tâm, còn lại khoảng 30% là những nội dung mới mẻ.
Liên kết các nội dung liên quan, hạn chế dùng các link hỏng trong khi điều hướng người xem.

Thay đổi thiết kế, trình bày
Điều quan trọng của một trang web thiết kế tốt chính là tạo được cái nhìn trực quan và tạo được niềm tin cho người dùng. Không cần những thiết kế web quá sang chảnh, chúng ta có thể tập trung vào bố cục, các hiệu ứng, hình ảnh mô tả liên quan, màu sắc hài hòa, các nút bấm thuận tiện hoạt động tốt,… sẽ tạo ra sự chỉnh chu, chuyên nghiệp và giúp giữ chân khách hàng. Một số lưu ý:
Bố cục phân chia rõ ràng, theo sát hành trình của người dùng.
Ví dụ: Khách mua hàng vào 1 landing page bán hàng, doanh nghiệp có thể đáp ứng các thông tin theo trình tự: banner sản phẩm – thực trạng vấn đề khách hàng gặp phải – Giải pháp của doanh nghiệp – Giới thiệu sản phẩm – Lợi ích sản phẩm – Kết quả khách hàng đạt được khi dùng sản phẩm – Báo giá – Liên hệ,…
Hạn chế nhiều quảng cáo gây phân tâm.
Loại bỏ các thông tin không cần thiết và gây phiền.
Thiết kế các chức năng tìm kiếm trang sao cho người đọc dễ dàng tìm thấy.
Hình ảnh bắt mắt, thẩm mỹ, dễ thu hút.
Thêm các nút Call-to-action ấn tượng để người dùng click vào.

Đề cao trải nghiệm người dùng
Trải nghiệm người dùng ở đây cần ưu tiên mang đến những cảm xúc tích cực cho người dùng, thỏa mãn nhu cầu tìm của họ một cách nhanh chóng. Một số tiêu chí để nâng cao trải nghiệm người dùng:
Tốc độ load trang nhanh: Tốc độ tải trang chậm sẽ thách thức sự kiên nhẫn của khách hàng, sẽ khiến họ rời đi nhanh chóng và dẫn đến tình trạng Bounce rate tăng cao. Trung bình nếu website mất hơn 3 giấy để tải trang, chúng ta sẽ mất đi gần 50% khách hàng tiềm năng.
Tương thích trên các thiết bị: sự tương thích trên các thiết bị là yếu tố hàng đầu mà các website cần đáp ứng được: đảm bảo chất lượng website đồng đều giữa điện thoại, desktop, máy tính bảng và các thiết bị khác,…
Điều hướng trên website để người dùng thuận tiện trải nghiệm: thanh tìm kiếm trên đầu trang, có các tiện ích “Lọc” và “Tìm kiếm” dễ dàng,… Tổ chức và cấu trúc các mục, trang quan trọng trên website theo quy tắc: các mục, nội dung quan trọng đặt ở trang chủ, ở những vùng dễ dàng nhận thấy, mức độ quan trọng giảm dần từ trái qua phải, từ trên xuống dưới.
Bảo mật website: mọi người dùng đều muốn thông tin trên website của họ là an toàn. Do đó, website cần cài đặt: https, ssl, có chính sách bảo mật rõ ràng và dễ tìm kiếm,…
Cập nhật thường xuyên: bài viết, chương trình khuyến mãi, bắt trend, thường xuyên cập nhật thông tin trên social media,… để tăng niềm tin về hoạt động của website.

Khơi gợi nhu cầu tìm kiếm của người dùng
Mỗi người dùng khi truy cập vào website sẽ có những mục đích nhất định: tìm kiếm thông tin, mua hàng,… khi đó nếu nội dung của trang quá đầy đủ, họ sẽ không click nữa và thoát ra. Hoặc nếu nội dung không chất lược, họ cũng sẽ thoát ra và tìm kiếm ở page đối thủ.

Do đó, chúng ta cần gợi nhu cầu tìm hiểu trong họ bằng cách cho họ lý do ở lại lâu hơn và tương tác nhiều hơn:
Đưa ra một vài lựa chọn khác để người dùng click sang trang mới.
Hoặc dán các url vào các keywords để người xem dễ dàng tìm hiểu thêm.
Hoặc áp dụng “Tham khảo bài viết …” và link sang một trang khác chưa nội dung mà người dùng nhất định phải xem.

Giữ chân khách hàng ở lại lâu hơn với trang là một việc khá đau đầu với hầu hết các website. Hy vọng qua bài viết này, DG Media đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích và có thể ứng dụng trực tiếp các phương pháp đã phân tích trên vào website của doanh nghiệp.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *