Nhằm cải thiện trải nghiệm và cải tiến quá trình mua hàng của người tiêu dùng thì Doanh nghiệp ngày càng quan tâm hơn đến Search Marketing. Áp dụng phương thức Search Marketing hiệu quả thì doanh số bán sản phẩm của Doanh nghiệp cũng tăng lên đáng kể. Vậy Search Marketing có tác dụng gì? Và có các hình thức search marketing phổ biến nào đang được quan tâm?
Table of Contents
Search Marketing dường như xuất hiện tại hầu hết các điểm chạm trong trải nghiệm thương hiệu như từ nhận biết, cân nhắc, tìm hiểu và ra quyết định. Search Marketing hóa thân vào những vai trò khác nhau.
Giúp giới thiệu tạo ra nhận biết thương hiệu với những người chưa biết đến thương hiệu.
Giúp khách hàng khám phá thêm nhiều nội dung hay củng cố niềm tin với những người đã nghe qua thương hiệu và đang cân nhắc, so sánh các thương hiệu.
Giúp khách hàng nhanh chóng tìm thấy sản phẩm với những người có ý định mua sản phẩm cụ thể.
Search Marketing không chỉ tác động đến quyết định mua hàng. Một chiến lược Search Marketing tốt còn hỗ trợ thương hiệu trong việc gia tăng số lượng người giới thiệu sản phẩm. Tính ứng dụng của Search Marketing có thể trong chuỗi trải nghiệm số cơ bản (các từ khóa hay đáp ứng nhu cầu thuyết phục quyết định mua hàng) hoặc nâng cao (thêm những chính sách về giới thiệu khách hàng, sale và hậu mãi,… để tăng người sẵn lòng giới thiệu bạn đến người khác). Để đạt được kết quả tối ưu và tiết kiệm chi phí, thời gian thì Doanh nghiệp nên chọn ra phương thức phù hợp. Sau đây là một số hình thức Search Marketing phổ biến hiện nay:
Phân loại theo phương thức kỹ thuật
Organic Search dạng tìm kiếm tự nhiên. Tại đây, kết quả tìm kiếm sẽ nhanh chóng xuất hiện trên các kênh như Google, YouTube, Facebook,… Để nâng cao hiệu quả và chất lượng Doanh nghiệp nên áp dụng kỹ thuật Search Engine Optimization để tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Đồng thời, kết hợp thêm các backlink để góp phần vào liên kết chất lượng đến website. Từ đó, giúp nâng cao uy tín cho website của Doanh nghiệp.
Paid Search dạng tìm kiếm trả phí. Đây là một phần của Search Engine Marketing để tiếp thị trên công cụ tìm kiếm. Với hình thức này, thương hiệu sẽ đầu tư một ngân sách nhỏ để giúp các từ khóa được ưu tiên xuất hiện tại các vị trí cao nhất của trang kết quả tìm kiếm.
Phân loại dựa trên mục tiêu Marketing
Branding Search là tìm kiếm giúp khám phá thêm nhiều nội dung về thương hiệu để củng cố niềm tin của họ. Sau khi người dùng đã có tầm nhắm đến thương hiệu thì họ sẽ tìm hiểu các thông tin liên quan một cách chi tiết. Để tiết kiệm chất xám nhưng mang lại hiệu quả cao, Doanh nghiệp nên cung cấp đầy đủ thông tin ở mặt trang chủ .
Content Search là sau khi đã quan tâm đến sản phẩm, khách hàng sẽ tiếp tục tìm kiếm các nội dung, chủ đề cụ thể liên quan đến thương hiệu và cân nhắc về việc mua hàng. Để hình thức này được áp dụng một cách hiệu quả, Doanh nghiệp cần đầu tư vào blog content.
Product/e-Commerce Search là tìm kiếm thông tin chi tiết cụ thể về sản phẩm (đặc điểm, giá cả, ưu điểm, nhược điểm,…). Để hình thức này phát huy tính tối ưu, Doanh nghiệp nên kết hợp quảng cáo tìm kiếm trên Google Shopping Ads và quảng cáo tìm kiếm thông qua các sàn e-Commerce.
Specialty Search là dạng tìm kiếm dạng đặc biệt, như tìm video, tìm địa điểm, tìm thông tin cá nhân có tác dụng truy xuất nhanh các bối cảnh khác nhau. Để hình thức này được mang lại hiệu quả cao, Doanh nghiệp nên tạo Google My Business và các bài review để được tin tưởng sử dụng.
Qua đây, nếu tận dụng Search Marketing thì đây sẽ là một công cụ hữu ích giúp bạn tiết kiệm chất xám, thời gian. Vì vậy, Doanh nghiệp nên có một chiến lược đầu tư dài hạn và khéo léo vào Search Marketing. Bởi lẽ, một chiến dịch SEO thành công sẽ giúp Doanh nghiệp nâng cao doanh số, lợi nhuận cũng như giành được lợi thế cạnh tranh trên thương trường.