9 Bước xây dựng 1 chiến dịch quảng cáo hiệu quả nhất 2022

Chiến dịch quảng cáo là truyền tải một thông điệp chung nhất đến cho người tiêu để thực hiện mục tiêu truyền thông cụ thể của thương hiệu. Để đạt được hiệu quả, cần xác định được mục tiêu của quảng cáo mà chúng ta triển khai và có trong tay quy trình các bước xây dựng chiến dịch quảng cáo hiệu quả để thông điệp truyền tải không bị loãng và bay màu do thông tin tràn lan trên internet.

 

Để xây dựng chiến dịch quảng cáo hiệu quả thì cần kết hợp đầu tư thời gian, con người và tiền bạc. Tuy nhiên, công thức 9 bước xây dựng chiến dịch quảng cáo hiệu quả sau đây sẽ là lối tắt giúp bạn đạt được mục tiêu của mình tiết kiệm nhất.

 

Bước 1: Xác định mục tiêu

Các mục tiêu chiến dịch quảng cáo thường là tăng doanh số bán hàng (tìm kiếm khách hàng mới, ra mắt một sản phẩm mới,, tạo ra sự thúc đẩy theo mùa), để tạo uy tín cho thương hiệu, để tạo chú ý cho thương hiệu luôn có mặt hoặc để nhắc nhở thương hiệu trong lòng người tiêu dùng (củng cố nhận thức về thương hiệu, đưa ra những lợi ích mà ít người biết tới). Hãy sử dụng phương pháp SMART để xác định mục tiêu chính xác của doanh nghiệp.

 

Bước 2: Lựa chọn đối tượng chiến dịch quảng cáo

Đối tượng quảng cáo có thể là sản phẩm, dịch vụ, nhóm sản phẩm/dịch vụ, thương hiệu của doanh nghiệp, sự kiện hoặc chương trình khuyến mãi. Đối tượng chiến dịch quảng cáo cần tương thích với mục tiêu ở bước 1. Chẳng hạn như mục tiêu là thúc đẩy bán hàng theo mùa, hoặc tung ra sản phẩm mới thì trọng tâm có thể là quảng cáo sự kiện hoặc sản phẩm cụ thể chứ không phải quảng bá toàn bộ doanh nghiệp.

 

Bước 3: Xác định khách hàng mục tiêu

Để xác định chính xác khách hàng mà bạn tiếp cận thì hãy phát triển được những đại diện (persona) của người mua trong các mục tiêu mà quảng cáo của bạn sẽ tiếp cận, như: nhân khẩu học, sở thích, thói quen, những thách thức họ đang muốn giải quyết, thu nhập,…

 

Bước 4: Xác định nơi tìm kiếm khách hàng của bạn

Dự đoán những nơi khách hàng mục tiêu thường dành thời gian để cập nhật thông tin, hoạt động gì thu hút họ tương tác hay sở thích hàng ngày của họ và làm cách gì để họ quan tâm đến mua hàng. Quảng cáo trên Billboard, quảng cáo trên TV hay tạp chí thì lượng khách hàng rộng nhưng không biết khách hàng tiềm năng thực sự chiếm bao nhiêu khiến chi phí bỏ ra lớn mà hiệu quả lại nhỏ. Do đó, dựa trên persona ở bước 3 để chọn hình thức quảng cáo phù hợp nhất. Hình thức quảng cáo trực tuyến có thể “chạm: tới đúng nhóm khách hàng mục tiêu như Facebook, Google Adwords. Ngoài ta, tặng phiếu mua hàng hoặc quảng cáo tại bảng tin cộng đồng cũng là phương pháp hợp lý để chạm đến khách hàng địa phương.

 

Bước 5: Lựa chọn thời điểm

Dựa trên mục tiêu kế hoạch chiến dịch quảng cáo bạn sẽ cho quảng cáo vận hành ngay lập tức hoặc lên kế hoạch từ trước. Chẳng hạn như đối với chương trình khuyến mãi có giới hạn thời gian hoặc số lượng thì bạn cần kết quả trước khi sự kiện kết thúc, lúc này bạn nên chọn hình thức PPC (trả phí cho mỗi lượt nhấp) để đem lại các lượt nhấp chỉ sau vài giờ, hoặc quảng cáo trên đài radio. Còn với chiến dịch ra mắt sản phẩm mới thì bạn cần chuẩn bị kế hoạch trước đó, kết hợp email, quảng cáo TV, quảng cáo hiển thị trên Internet, chiến dịch PR và đa kênh khác để tạo hiệu ứng mạnh mẽ khi sản phẩm tung ra thị trường.

 

Bước 6: Đặt ngân sách

Dựa trên kinh nghiệm, hãy đánh giá chiến dịch để điều chỉnh ngân sách phù hợp. Cân nhắc giá trị của việc bán hàng và đảm bảo chi phí quảng cáo để tạo ra lợi nhuận doanh thu. Không ngừng theo dõi số lần chuyển đổi để điều chỉnh hoặc loại bỏ để tối ưu ngân sách. Tìm hiểu thang đo tiêu chí trong ngành, xem cách họ chi tiêu cho hoạt động quảng cáo để tham khảo và tính toán chi phí quảng cáo theo mức phần trăm của doanh thu hàng năm.

 

Bước 7: Chọn phương tiện quảng cáo

Hãy bắt đầu từ những nơi khách hàng của bạn dành thời gian sử dụng mỗi ngày và tương thích với mục tiêu, khách hàng, thời gian và ngân sách để chọn phương tiện quảng cáo. Một số hình thức quảng cáo bạn có thể tham khảo như: Google Ads, Bing Ads, ghim quảng cáo trên Pinterest,… hay hình thức đài truyền hình hoặc đài phát thanh khác nhau, trang web, tạp chí, sách clip coupon, quảng cáo ngoài trời hoặc các phương tiện truyền thông khác.

 

Bước 8: Tạo thông điệp và hình ảnh quảng cáo

Tùy vào hình thức quảng cáo mà mức độ yêu cầu thiết kế chuyên nghiệp khác nhau. Sự sáng tạo và thông điệp ý nghĩa sẽ mang đến sự thu hút, tò mò của khách hàng. Có một số hình thức hỗ trợ hoặc đòi hỏi không quá cao về kỹ thuật thiết kế giúp bạn tiết kiệm được chi phí như quảng cáo Google Adwords, Facebook Ads (hỗ trợ trên bảng tin và công cụ cho sẵn). Tuy nhiên các quảng cáo Print Ads, quảng cáo trên TV, Radio đòi hỏi kỹ thuật cao, chuyên nghiệp sẽ tiêu tốn kha khá lớn chi phí của bạn. Do đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường tìm đến các công ty agency hỗ trợ sáng tạo và sự chỉnh chu cho thông điệp tiết kiệm chi phí, thời gian và nhân lực.

 

Bước 9: Đo lường kết quả

Sau mỗi chiến dịch bạn cần đo lường hiệu suất và rút kinh nghiệm cho những chiến dịch sau này được hoàn thiện hơn.. Tùy theo mục tiêu mà xác định các số liệu cụ thể để đánh giá sự thành công của một chiến dịch. Ở quảng cáo Adwords bạn có thể dễ dàng chiết xuất dữ liệu nhanh chóng tại phần mềm. Còn quảng cáo trên TV thì cần thu thập thủ công và đo lường dữ liệu, như sao sánh số lượng khách ghé thăm cửa hàng, chốt đơn trong và sau khi quảng cáo TV được phát. 

 

Nắm vững được 9 bước xây dựng chiến dịch quảng cáo này thì bạn sẽ giúp bạn biết nên bắt đầu từ đâu, đường đi cụ thể như thế nào để không đi lạc hướng và chi tiêu không lãng phí mà lại dễ kiểm soát chiến dịch và đạt hiệu quả cao. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *